Vườn Chữa lành

Vườn Chữa lành Nông sản trồng theo hướng hữu cơ, nghe tụng trì chú mỗi ngày và uống sương sớm miền quê trong lành

Vườn trồng theo hướng hữu cơ, nuôi trồng trong không gian Phật pháp với các bài thiền trí tuệ Bát nhã Hợp nhất.

11/09/2023

Bộ phim tài liệu “Yama - Không bao giờ gục ngã” (山谷─やられたらやりかえせ, 1985) (*) mở đầu với hình ảnh đạo diễn Mitsuo Sato nằm bất động trên đường và bị thương nặng. Ông đã không qua khỏi. Trước khi chính thức bắt đầu quay phim, đạo diễn Mitsuo Sato đã nói:

“Sẽ mất khoảng hai năm để làm bộ phim này. Trong thời gian đó, chúng tôi sẽ ở yoseba [khu ổ chuột cho người lao động] để kiếm sống như mọi người. Với việc thực hiện dự án phim, tôi muốn gột rửa những dơ bẩn đã tích tụ trên người trong tư cách là một nhà làm phim suốt 15 năm qua và hy vọng được tái sinh lần nữa… Bộ phim này khác hoàn toàn về mặt bản chất với những thứ được sản xuất bởi truyền thông đại chúng tư bản - điều mà khiến chúng tôi bị coi như đồng lõa với giai cấp tư sản…”

“Yama - Không bao giờ gục ngã” đã ra đời với tâm niệm đó - một bức chân dung chân thực về đời sống công nhân và cuộc đấu tranh giành lại quyền và nhân phẩm của họ, cụ thể là hơn 8.000 người lao động ở quận Sanya, Tokyo - giữa phép màu kinh tế Nhật những năm 80. Không ít trong số những người lao động này là dân nhập cư từ Hàn Quốc và Đài Loan. Họ phải đối mặt và chống đỡ lại một mạng lưới cấu kết giữa chính quyền, giới chủ tư bản và các băng nhóm yakuza. Vào những đêm đông lạnh, bọn cớm tuần tra thấy những người lao động khốn khổ nằm vạ vật ngoài đường, sẽ dập lửa để mặc họ chết cóng. Các băng nhóm đóng vai trò trung gian trong việc kiểm soát thị trường lao động đồng thời lừa đảo và cướp bóc công nhân qua các đường dây đánh bạc. Nguy hiểm hơn, các băng nhóm yakuza, các tổ chức phát xít và cảnh sát sẽ cùng phối hợp để đàn áp và dập tắt các cuộc biểu tình, đấu tranh của công nhân cũng như đe dọa các nhà hoạt động quyền công nhân. Nghiện ngập, bệnh tật, đói khổ và tình cảnh bị bức hại thường xuyên bủa vây đời sống hơn 8.000 người lao động nơi đây.

Trong vòng một tháng, đạo diễn Mitsuo Sato đã quay được một số cảnh, trong đó có cảnh cuộc đối đầu gay gắt giữa những người lao động và băng nhóm yakuza. Chính vì lý do này mà vào tháng 12/1984, ông đã bị một thành phần trong băng nhóm yakuza và tổ chức phát xít Yanamachi đâm trọng thương rồi qua đời. Vụ ám sát đạo diễn Sato đã châm ngòi nổ cho một cuộc bạo động biểu tình ở khu vực. Đạo diễn Kyoichi Yamaoka tiếp bước đạo diễn Sato và hoàn thành bộ phim rồi trình chiếu vào tháng 12/1985. Một tháng sau khi phim ra mắt, đạo diễn Yamaoka cũng bị bắn chết bởi thành viên của cùng băng nhóm và tổ chức đã sát hại đạo diễn Sato.

Suốt một thời gian dài, “Yama - Không bao giờ gục ngã” chỉ được chiếu tại các buổi gặp mặt của công đoàn và các nhà hoạt động quyền công nhân ở Nhật Bản cũng như các liên hoan phim nhỏ. Tổ chức sản xuất và trình chiếu phim YAMA không muốn tác phẩm được thương mại hóa dưới mọi hình thức. Cách đây ít năm, bộ phim cuối cùng cũng được đưa lên mạng. Một tác phẩm mà giá trị chỉ càng sáng rõ theo thời gian, không chỉ bởi sự quả cảm phi thường và những hy sinh nghiệt ngã của đội ngũ làm phim, mà còn trong những soi chiếu về mối quan hệ giữa nhà nước tư bản và mạng lưới tội phạm với việc đàn áp và dập tắt phong trào công nhân trên thế giới.

-------------------------------------------
Link phim với phụ đề tiếng Anh: https://tinyurl.com/k69x92hb

(*) Tên gốc của phim: Yama - Nếu bị đánh bại, hãy làm lại

Nguồn tham khảo:

Bjorkenheim, Cosmo. “Yama - Attack to Attack.” Screen Slate, đăng ngày 10, th. 11, 2019. https://www.screenslate.com/articles/yama-attack-attack.

Schindel, Dan. “The Labor Rights Film That Got Both of Its Directors Murdered by the Yakuza.” Hyperallergic, đăng ngày 7, th. 11, 2019. https://hyperallergic.com/526738/yama-attack-to-attack/.

27/07/2023

GIỮ NƯỚC

Em có được dắt đi thăm một cái hồ lọt thỏm trong thung lũng, và bốn bên đều còn rừng. Nghe kể lại rằng: ngày xưa chủ nhà tới vùng này thì cái hồ cũng không rộng như vậy, chỉ là một hũm nước. Nhưng rồi cơi nới thêm, hoặc mưa nhiều nước cứ tràn rồi bờ hồ càng rộng, và mỗi năm nước cứ dâng lên, đầy ngập hồ.
Lâu dần theo quan sát: cái hồ này đầy nước bất kể trời nắng bao nhiêu. Khi em tới là đỉnh điểm nóng, nhưng hồ vẫn đầy tràn. Và cá không biết từ đâu mà sinh sôi nhiều lắm. Cái hồ là nơi cung cấp nước tưới tiêu cho cả làng ở phía dưới, vì dù hồ nằm trong thung lũng nhưng vẫn cao hơn các làng bao quanh, nên nước được dẫn theo đường mương, đường ống tỏa xuống bên dưới.

Từ khi nhận ra tầm quan trọng của hồ trong đời sống sinh hoạt của người dân, không chỉ chủ nhà, mà chính quyền cũng kêu gọi dân trong vùng tuyệt đối tránh xâm phạm vào diện tích rừng quanh hồ. Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ các dòng suối (có một hệ thống suối chảy từ hồ bao quanh các vạt rừng và đi xuống làng). Nên ngày em tới thăm, đã chứng kiến: một nếp nhà đơn sơ, một cột khói nhỏ chập chờn trong sương sớm, bên cạnh một mặt hồ phẳng lặng, và tất thảy được bao bọc bởi rừng. (Nghe kể thì mọi người tưởng tượng nhà nằm tách biệt, rừng rậm thâm u, nhưng thật ra đường sá thuận lợi, khu canh tác vẫn bao quanh trước khi tới vạt rừng. Bà con vẫn lui tới thăm chủ nhà, thăm hồ, đúng hơn là tới tận hưởng khung cảnh quanh hồ vào mỗi sáng sớm hoặc chiều muộn).

Câu chuyện này thật lý tưởng, và thường ta sẽ cảm thán: phải có chính quyền can thiệp, phải là chính sách vĩ mô, thì ...
Nhưng theo em quan sát người dân nơi đây, mọi thứ vận hành theo kiểu khác: họ có niềm tin chung vào "cách sống", nên mỗi người tự họ sẽ làm việc của mình. Sức đến đâu họ làm đến đấy.
Em tin rằng, nếu vị "chủ nhà" cách đây 20 năm (em không còn nhớ rõ số năm, nhưng khoảng chừng đấy) không bắt đầu giữ cái ao, giữ mảnh rừng, hay quan sát việc bờ ao mỗi ngày một rộng ... thì bây giờ làm gì có, để chính quyền can thiệp.
Nếu nhiều người dân ngày ấy không phụ chủ nhà làm nhiều việc, thì mình họ cũng làm chẳng xuể để có nguồn nước của bây giờ.
Và với những người dân như vậy, họ chính là "nhân sự" để vào chính quyền đúng không.
Câu chuyện này khiến em tin hơn rằng: Làm thật tốt việc của mình, rồi tương lai ra sao nó sẽ ra như vậy.
Luôn có một ai đấy bắt đầu, và người đó tại sao không phải là chính mình.

--------------
Website: Xanhshop.com - Hướng tới vườn rừng.
Trang thông tin trực tuyến về những người thực hành lối sống và lối canh tác nương tựa tự nhiên.

24/07/2023
24/07/2023
03/07/2023
30/06/2023

Phú Quốc vừa trải qua một mùa du lịch bi thảm khi lượng khách du lịch giảm 1/2 so với năm trước, chưa kể sức chi tiêu giảm mạnh do khách du lịch chủ yếu là tour không thuộc tầng lớp chi tiêu mạnh tay.

Không biết các chuyên gia phân tích đã có những nghiên cứu về sự chuyển dịch đáng thất vọng này chưa. Và theo các bạn nguyên nhân từ đâu? Dưới đây ad có gợi ý một số nguyên nhân

1. Các cuộc ‘tẩy chay’ trên các diễn đàn và mạng xã hội.

2. Sự thất vọng của du khách khi đến Phú Quốc

3. Giá cả đắt đỏ, chặt chém

4. Việc xây dựng quá tải khiến hòn đảo ngọc - đảo bê tông khiến Phú Quốc không còn hấp dẫn

5. Kinh tế suy giảm, người dân thắt chặt chi tiêu

Dù nguyên nhân nào đi chăng nữa thì Phú Quốc vẫn là hòn đảo tuyệt đẹp với khí hậu tuyệt vời, không khí trong lành với những bãi biển vô cùng hấp dẫn.

Hình ảnh bãi sao với đường bờ biển cong, cây dừa đổ và bờ cát trắng.

26/06/2023

Có những địa danh mà nguồn gốc tên gọi của nó không được… ý nghĩa cho lắm

Ví dụ như dòng sông mang tên “Một Con Sông Khác” ở Alaska, được đặt như vậy vì hai nhà địa chất lúc khám phá Alaska đã liên tục gặp phải quá nhiều những con sông mới, và quỹ tên cũng cạn kiệt nên đành phải đặt như thế =)))

Hay thành phố Rio de Janeiro dịch sát nghĩa là “dòng sông tháng Một” - mặc dù chả có con sông nào mang tên như vậy ở đây cả. Chẳng qua khi người Bồ Đào Nha tới đây vào đúng 1/1 thì họ tưởng nhầm vịnh biển là cửa sông, thế là cái tên này ra đời.

Ngoài ra thì còn có tư tưởng “thích thì đặt thôi” - một thị trấn ở bang Tennessee, Hoa Kỳ được đặt tên là Yum Yum, vì đơn giản đây là cái tên mà chả có ông nào trên khắp nước Mỹ thèm đặt =)))))

Address

Trung Hà

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vườn Chữa lành posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Vườn Chữa lành:

Share